Lê Công Miễn với bộ Hình thư và luật pháp vương triều Tây Sơn (1788-1802)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phương Thảo Phan, Văn Lợi Tống

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nghiên cứu Lịch sử, 2021

Mô tả vật lý: 22-28

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 453539

Lê Công Miễn (1740-1800)là một trong nhiều nhân vật của lịch sử Tây Sơn không được chính sử ghi chép. Năm 1977, khi khảo sát các di tích Tây Sơn trên đất Nghĩa Bình, đoàn nghiên cứu của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Ty Văn hóa Thông tin tỉnh Nghĩa Bình phát hiện cuốn gia phả dòng họ Lê ở thôn Luật Chánh, xã Phước Hiệp, huyện Phước Vân (nay là thôn Luật Chánh, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Theo kết quả nghiên cứu, giám định của GS Phan Huy Lê, quyển Lễ thị gia phả do Lê Đại Cang viết năm 1836, khi ông giữ chức Trấn Tây tham tán đại thần kiêm Tuần phủ An Giang. Lê Đại Cang là con của Lê Công Táng. Lê Công Tăng là anh trai của Lê Công Miễn. Do đó, những thông tin mà Lê Đại Cang viết trong Lê thị gia phả, đặc biệt những dòng viết về Lê Công Miễn có độ tin cậy cao. Tiểu sử, hành trạng của Lê Công Miễn được Lê Đại Cang viết khá chi tiết, có thể nói là chi tiết nhất trong số các chú bác của mình, thể hiện sự kính trọng rất cao của Lê Đại Cang dành cho Lê Công Miễn. Tuy nhiên, do Lê Đại Cang là quan chức cấp cao trong chính quyền vua Gia Long (1802-1819), Minh Mệnh (1820-1840) nên khi viết về chú ruột là Lê Công Miễn -Thượng thư bộ Hình triều Tây Sơn thời vua Quang Toản (1793-1802), cũng hết sức cẩn trọng, giữ mình: "Tuy ra làm quan thời bấy giờ (chỉ việc Lê Công Miễn ra làm quan với triều Tây Sơn) song không phải là bản chí của ông (tức Lê Công Miễn), ít giao kết với các quan thời ấy (tức quan chức của vương) Bản thân Lê Đại Cang, vào năm Bính Ngọ (1786) theo gia đình về quê "vui cảnh điền viên cùng những cụ già thôn dã" nhưng "trong khoảng năm sáu năm, phàm bạn cũ hoặc em cháu có tham dự quan chức của triều Tây Sơn chưa hề cất bước đến". Điều này cũng dễ hiểu vì với thái độ thù địch của nhà Nguyễn đối với triều Tây Sơn buộc Lê Đại Cang không thể hết lời ca ngợi hành trạng cũng như thông tin chi tiết về của chú mình là Lê Công Miễn - một quan chức cap cao vương triều Tây Sơn. Từ những thông tin về Lê Công Miễn trong Lê thị gia phả được nghiên cứu, giám định, đối chiếu với các nguồn tư liệu đương thời, GS Phan Huy Lê đề xuất "có một bộ luật Tây Sơn" và bộ luật đó do Lê Công Miễn soạn thảo.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH