Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2 trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Long Xuyên năm 2019

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Kim Quế Đỗ, Văn Mãi Đỗ, Phượng Nhật Quỳnh Huỳnh, Huỳnh Thanh Hằng Lương, Thị Thanh Hương Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 108-113

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 453740

 Bệnh đái tháo đường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi. Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị khỏi hẳn bệnh mà chỉ làm giảm các triệu chứng, biến chứng do tăng glucose máu. Vì vậy bệnh nhân ĐTĐ phải điều trị bằng thuốc suốt đời. Để tìm hiểu về công tác điều trị cũng như đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại TTYT thành phố Long Xuyên, nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài "Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhânđiều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Long Xuyên năm 2019". Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả theo dõi dọc theo thời gian trên 146 đơn thuốc/hồ sơ bệnh án của bệnh nhân ĐTĐ. Bệnh nhânđược đánh giá lúc bắt đầu nghiên cứu và đánh giá lại sau 3 tháng, 6 tháng. Kết quả: Trong số 146 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 53,52% là nữ, 46,58% là nam, các bệnh lý kèm theo của bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là THA (57,53%) kế đến là RLLPM (53,42%). bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có trường hợp mắc bệnh ĐTĐ <
  40 tuổi. Về thực trạng sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ típ 2: Đơn thuốc chủ yếu có 03 nhóm thuốc là biguanid, sulfonylure và insulin
  Phác đồ 2 thuốc được sử dụng nhiều nhất (52,05%) , trong đó đa số là metformin + sulfonylure (45,20% - 50,68%)
  Các phác đồ được thay đổi nhiều trong thời gian điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân thêm thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (26,03%)
  có 05 trường hợp bệnh nhân GFR <
  30 ml/ph/1,73 m2 chống chỉ định với metformin nhưng vẫn có chỉ định sử dụng metformin. Về hiệu quả điều trị sau 6 tháng: Bệnh nhân kiểm soát đường máu ở mức kém vẫn ở mức cao (66,44%). Mức độ kiểm soát HbA1c tốt tăng từ 32,88% lên 73,29%
  bệnh nhân kiểm soát HA ở mức tốt và chấp nhận được là đa số (79,45%)
  kiểm soát chỉ số lipid máu chiếm tỷ lệ nhỏ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH