Nghiên cứu chế tạo xúc tác zeolite Y đa mao quản ứng dụng cho quá trình cracking xúc tác tầng sôi nhằm nâng cao hiệu quả chế biến nguyên liệu cặn dầu nặng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Tùng Đặng, Đức Mạnh Đinh, J. Weigand Jan, Thúy Phượng Ngô, Busse Oliver, Thị Như Mai Trần, Văn Trí Trần, Duy Hùng Vũ, Xuân Hoàn Vũ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Dầu khí, 2021

Mô tả vật lý: 35 - 42

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 453918

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu và đánh giá xúc tác zeolite Y đa mao quản cho quá trình cracking nguyên liệu cặn dầu nặng của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi xử lý acid, kiềm ở điều kiện tối ưu (EDTA 0,1 M và NaOH 0,1 M) và bền hóa bằng trao đổi với ion lanthanum và ammonium, xúc tác zeolite Y đa mao quản thu được có diện tích bề mặt mao quản trung bình đạt 140 m2/g, phân bố mao quản trung bình tập trung khoảng 14 nm, tính chất acid được cải thiện (2.474 pmol NH3/g). Hoạt tính của zeolite Y đa mao quản được đánh giá trên hệ thiết bị SCT-MAT (Short-Contact-Time Microactivity Test) của Grace. Mẫu xúc tác DMQ-Y chế tạo trên cơ sở zeolite Y đa mao quản sau khi giảm hoạt tính cho độ chuyển hóa đạt khoảng 74% khối lượng, hiệu suất sản phẩm có lợi như xăng và propylene đạt lần lượt là 48% khối lượng và 7% khối lượng. So với hệ xúc tác thương mại cùng loại (GRX-3, Grace), hệ xúc tác DMQ-Y cho hiệu suất propylene cao hơn khoảng 2% khối lượng. Kết quả này cho thấy mao quản trung bình trong xúc tác zeolite Y đa mao quản đã tăng khả năng cracking phần nặng thành các sản phẩm có lợi, đồng thời hạn chế sự chuyển hóa thứ cấp không mong muốn, giúp nâng cao hiệu suất propylene.,
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH