Tiến hành siêu âm đo kích thước tuyến giáp: chiều dài, chiều rộng, chiều dày, eo tuyến giáp và tính thể tích tuyến giáp cho 200 bệnh nhân trong đó: 100 người khỏe mạnh, không có bướu cổ, không mắc các bệnh cấp hoặc mãn tính về tuyến giáp và 100 bệnh nhân có các bệnh lý về tuyến giáp như nang keo, nhân hỗn hợp, Basedow...Kết quả nghiên cứu: trên 100 bệnh nhân (11 nam và 89 nữ) có bệnh lý tuyến giáp bằng siêu âm đã xác định được kích thước tuyến giáp: thể tích thùy phải trung bình 6,70±7,72cm, thùy trái trung bình 5,20±5,19cm, eo 0,34±0,12cm thể tích trung bình cả hai thùy 11,88±11,80cm. Trên 100 bệnh nhân (41 nam và 59 nữ) không có bệnh lý tuyến giáp bằng siêu âm đã xác định được kích thước tuyến giáp: thể tích thùy phải trung bình 3,19±1,44 cm , thùy trái trung bình 2,92±1,66cm , eo 0,27±0,10cm, thể tích trung bình cả hai thùy 6,01±2,96cm. Kết luận: Giữa nhóm chứng và nhóm bệnh thì kích thước tuyến giáp ở nhóm bệnh cao gần gấp 2 lần nhưng để rõ ràng hơn nữa thì cần tách biệt nhóm chứng ra thành các bệnh lý cụ thể như so sánh kích thước tuyến giáp ở bệnh nhân bình thường với bệnh nhân bị Basedow, nang keo, nhân và u tuyến giáp...vì không phải cứ có bệnh lý ở tuyến giáp thì kích thước tuyến sẽ thay đổi.,