Dừa Sáp (Makapuno coconutổ) là cây trồng có giá trị kinh tế cao không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Tính trạng sáp được kiểm soát bởi một gen lặn (m) ở dạng đồng họp tử của cây dừa sáp, các phôi mang cặp gen lặn (mnì) không thể nảy mầm trong tự nhiên. Một số nghiên cứu đã tiến hành cứu phôi dừa sáp to n g điều kiện in vitro để tăng tỷ lệ tạo quả sáp trên cây. Tuy nhiên, tỷ lệ cứu phôi dừa sáp thành công vần còn thấp. Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm khắc phục hạn chế trên đồng thời nâng cao tỷ lệ cứu phôi, tạo cây in vitro hoàn chỉnh và rút ngắn thời gian tạo cây thông qua công nghệ nuôi cấy phôi. Cụ thể, phôi dừa Sáp được cấy trên môi trường Y3 có bổ sung 2,4,5T nồng độ 1 mg/L đạt tỷ lệ nảy mầm 91,11%. Chiều dài chồi đạt 10,90 cm sau 5 tuần nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung GA3nồng độ 0,5 mg/L. Môi trường tạo rễ thứ cấp thích họp là môi trường MS có chứa IBA nồng độ 4 mg/L. Môi trường MS có bổ sung Sitto Fopro 10-52-10 nồng độ 20 mg/L cho số lá mở hoàn chỉnh đạt 2,64 sau 15 tuần nuôi cấy
đồng thời có thể duy trì và bảo quản cây từ 34 tháng để cung cấp vật liệu cho nghiên cứu sau này mà không cần chuyển sang môi trường mói. Cuối cùng, thời gian tạo cây dừa Sáp hoàn chỉnh thông qua cứu phôi ờ điều kiện in vitro đã được rút ngắn xuống chỉ còn 6-7 tháng.