Đồ gốm nước ngoài trong văn hóa Óc Eo qua tư liệu khảo cổ ở Khu di tích Gò Tháp (Đồng Tháp, Việt Nam)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Sương Hà

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học & Công nghệ: Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2021

Mô tả vật lý: 1008-1018

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 454159

Văn hóa Óc Eo là văn minh vật chất của nước Phù Nam - một quốc gia cổ trong lịch sử Đông Nam Á, xuất hiện khoảng đầu Công nguyên kéo dài đến thế kỷ 7, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông. Kết quả nghiên cứu tiền tệ, hàng hóa, tượng đồng, con dấu,... của các nước như: tiền vàng đúc thời Antonius Pius (138-161) và thời Marcus Aurelius (161-180) từ Roma, gương đồng thời Hậu Hán, tượng Phật thời Bắc Ngụy, con dấu ảnh hưởng từ Ấn Độ... cho thấy văn hóa Óc Eo là nền văn hóa có quan hệ giao lưu rộng rãi với thế giới Đông Á, Nam Á đến Tây Á và cả La Mã thời cổ đại. Tuy nhiên, nguồn tư liệu về gốm sứ nước ngoài vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Dựa trên những phát hiện mới của khảo cổ học tại khu di tích Gò Tháp (Đồng Tháp, Việt Nam) do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện từ năm 2010 đến nay và dựa trên nghiên cứu so sánh, bài viết này sẽ giới thiệu một số di vật đồ gốm Trung Quốc, đồ gốm Ấn Độ và đồ gốm chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ đã phát hiện Gò Tháp. Qua đó minh chứng cho sự phát triển giao lưu quốc tế của Phù Nam không chỉ diễn ra ở khu vực miền Tây sông Hậu, nơi có cảng biển mà còn phát triển ở bộ phận văn hóa Óc Eo nội địa, vùng trung tâm của Đồng Tháp Mười. Khu di tích Gò Tháp là một khu đô thị, trung tâm văn hóa, tôn giáo - chính trị, kinh tế, ngoại thương đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của văn hóa Óc Eo - vương quốc Phù Nam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH