Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ sạ đối với giống lúa Hương Châu 6 tại Quảng Ngãi

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quý Tường Lê, Thị Cúc Lê, Thị Mơ Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 631 Specific techniques; apparatus, equipment, materials

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020

Mô tả vật lý: 20 - 25

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 454192

 Nhằm mục tiêu xác định được mức phân bón và mật độ gieo sạ hợp lý để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao đối với giống lúa Hương Châu 6 tại Quảng Ngãi. Thí nghiệm gồm 2 nhân tố (phân bón và mật độ) được bố trí theo kiểu ô lớn ô nhỏ (Split- Plot Design), 3 lần lặp
  nhân tố phụ - phân bón (ô lớn), nhân tố chính - mật độ sạ (ô nhỏ), gồm 9 công thức với 3 mức phân bón (kg/ha): P1 (NPK): 100-60-70, P2 (NPK): 120-70-80 và P3 (NPK): 140-80-90 (nền bón 10 tấn phân chuồng hoai + 300 kg vôi bột) và 3 mật độ sạ: M60 lượng giống sạ 60 kg/ha)
  M80 lượng giống sạ 80 kg/ha)
  M100 lượng giống sạ 100 kg/ha), tiến hành trong vụ hè thu 2018 và đông xuân 2018-2019 tại Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu đã xác định được đối với giống Hương Châu 6, vụ đông xuân lượng giống gieo sạ 80 kg/ha
  lượng phân bón (1 ha): 10 tấn phân chuồng + 120 -140 kg N + 70-80 kg P2O5 + 80-90 kg K2O + 300 kg vôi bột, cho năng suất cao (73,9-75,2 tạ/ha), lãi thuần cao (15.816.000-15.834.000 đồng/ha/vụ)
  vụ hè thu, lượng giống gieo sạ 60-80 kg/ha và lượng phân bón (1 ha): 10 tấn phân chuồng + 120 kg N + 70 kg P2O5 + 80 kg K2O + 300 kg vôi bột, cho năng suất cao (75.2-76.0 tạ/ha), lãi thuần cao (18.625.000-18.705.000 đồng/ha/vụ).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH