Trẻ em bị bạo lực về thể chất để lại di chứng ảnh hưởng Tóm ết cuộc đời của một cá nhân và sẽ có xu hướng được truyền từ thế hề này sang thế hệ khác. Nghiên cứu này sử dụng, phân tích số liệu từ cuộc Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ Việt Nam lần thứ 5 vào năm 2014 (MICS 2014) cho thấy: trẻ em nhỏ tuổi hơn, mẹ có học vấn thấp hơn, gia đình đồng người và có mức sống thấp, cư trú ở khu vực nông thôn và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thấp hơn có khả năng bị bạo lực thể chất cao hơn. Theo tiếp cận lý thuyết nguồn lực và căng thẳng xã hội, trẻ em bị bạo lực thể chất cao hơn là do các gia đình có nguồn lực kinh tế - xã hội thấp hơn và sự căng thẳng trong cuộc sống cao hơn. Để giảm thiểu tình trạng bạo lực thể chất với trẻ em, cần phải bảo đảm quyền con người cơ bản của trẻ em, nâng cao sự hiểu biết và nhận thức của bố mẹ về tầm quan trọng của vấn đề không bạo lực thể chất trong quá trình nuôi dạy trẻ em, chế tài pháp luật phải đủ mạnh để cưỡng chế những hành vi bạo lực thể chất đối với trẻ em trong gia đình.