Thay đổi trong quần xã bọ hung ăn phân theo độ cao ở rừng nhiệt đới thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đình Đức Bùi, Văn Bắc Bùi

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 635 Garden crops (Horticulture) Vegetables

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2022

Mô tả vật lý: 28-34

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 454405

Bọ hung ăn phân được sử dụng rộng rãi làm chỉ thị sinh học cho những thay đổi của sinh cảnh vì chúng phản ứng nhanh với những thay đổi của điều kiện môi trường. Thay đổi trong quần xã bọ hung ăn phân theo độ cao đã được nghiên cứu ở các khu vực địa lý khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, sự thay đổi này ở rừng nhiệt đới của Việt Nam còn ít được biết đến. Nghiên cứu tiến hành điều tra các quần xã bọ hung theo các độ cao khác nhau, biến động từ 400 m đến 800 m so với mực nước biển. Nghiên cứu đã thu thập bọ hung bằng bẫy hố có mồi nhử theo ba tuyến điều tra ở ba lớp độ cao: lớp 1 = 400 m, lớp 2 = 600 m, và lớp 3 = 800 m trong các cánh rừng tự nhiên của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt trong năm 2020. Tổng cộng, 28 loài bọ hung ăn phân thuộc 10 giống đã được ghi nhận. Trong đó, 25, 22 và 17 loài được ghi nhận lần lượt ở các lớp độ cao 1, 2 và 3. Phân tích phương sai (ANOVA) và kiểm định Tukeys cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lượng loài, mức độ đa dạng và phong phú của bọ hung theo các lớp độ cao. Lớp độ cao 1 có nhiều loài bọ hung được ghi nhận nhất. Tuy nhiên, mức độ phong phú quần thể được tìm thấy ở độ cao 2. Nhiều loài bọ hung, để đối phó với sự nóng lên của trái đất, đã dịch chuyển phạm vi phân bố lên đai cao, dẫn đến các vấn đề trong bảo tồn như sự tuyệt chủng của các loài sống ở độ cao lớn.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH