Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của sự xâm nhập mặn với các mức độ mặn khác nhau lên sự nhiễm mặn của đất lúa và xác định giải pháp rửa mặn phù họp. Các thí nghiệm được bố trí lần lượt và trong điều kiện nhà lưới theo kiểu bố trí nhân tố hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, bao gồm 3 thí nghiệm: (i) Sự tích lũy mận khi tưới nước sông nhiễm mặn lên sự nhiễm mặn của đất lúa
(ii) Giải pháp rửa mặn trong điều kiện nhà lưới
(iii) Khả năng cải thiện đặc tính nhiễm mặn của đất sau khi rửa mặn. Khi tưới nước sông nhiễm mặn bổ sung 5, 10 và 15 g NaCl/L (tưong ứng độ mặn 5,10 và 15%o) vào đất lúa trong 30 ngày đã dẫn đến tinh trạng mặn hóa đất, cụ thể ECe trong đất tưong ứng 5,82
7,34 và 11,12 mS/cm. Nồng độ Na+ tích lũy trong đất càng nhiều khi tưới nước sông nhiêm độ mặn càng cao, cụ thể ở mức 0, 5,10 và 15 g NaCl/L, hàm lượng Na+ trong đất là 253,7
1137,4
1574,7 và 2712 mg/kg. Sử dụng nước mưa rửa mặn mang lại hiệu suất rủa mặn cao (70-75%). Đất sau khi ngâm rửa mặn bằng nước mưa trong thời gian ngâm đất 15 ngày, sau đó tháo nước bỏ đi, được cải thiện thông qua sinh trưởng và sinh khối tưoi của cây mạ 21 ngày sau gieo.