Mô tả một số chỉ số huyết học, đông máu trên nhóm bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung Ương giai đoạn 2020 - 2022. (2) Nhận xét mối liên quan giữa một số chỉ số huyết học, đông máu và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 34 bệnh nhân điều trị lần đầu tại địa điểm nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu, được chẩn đoán ung thư phổi trước thời điểm nhập viện. Kết quả nghiên cứu: Nhóm tuổi 50-64 chiếm tỉ lệ cao nhất với 76.5%. Tỉ lệ nam:nữ ~ 8:1. Tỉ lệ tăng bạch cầu lên tới hơn 40% với chỉ số trung bình là 16.13 ± 23.29 G/L. Gần 50% đối tượng có tăng số lượng tiểu cầu với trung bình là 511.35 ± 511.67 G/L. 60% bệnh nhân có nguy cơ huyết khối trung bình - cao theo thang điểm Khorana, cần điều trị dự phòng. Chỉ số D-dimer tăng ở 82% bệnh nhân, và 80% có tăng nồng độ fibrinogen với giá trị trung bình lần lượt là 2061.97 ± 2180.45 ng/ml và 5.22 ± 1.33 g/l. Chưa thấy có sự khác biệt về mặt thống kê khi so sánh trung bình và tỉ lệ tăng các chỉ số huyết học, đông máu của hai nhóm đối tượng chưa và đã điều trị ung thư phổi bằng các phương pháp khác nhau. Nồng độ Fibrinogen và số lượng tiểu cầu ở đối tượng nghiên cứu có mối tương quan chặt chẽ với hệ số tương quan r=0,6. Kết luận: Đối tượng nghiên cứu có một số chỉ số huyết học, đông máu xu hướng tăng cao với nguy cơ huyết khối dựa theo thang điểm Khorana. Fibrinogen và tiểu cầu có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Không có sự khác biệt giữa nhóm đã điều trị và chưa điều trị ung thư phổi. Những bệnh nhân có tăng bạch cầu, tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân nên phối hợp kiểm tra xét nghiệm đông máu và tầm soát ung thư phổi.