Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống sắn KM94 và KM21-12 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Việt Long Hà, Viết Hưng Nguyễn, Quốc Toán Phạm, Thị Hải Anh Vũ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 48-54

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 454906

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển của 2 giống sắn KM94 và KM21-12 được tiến hành năm 2017 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Kết quả cho thấy, các tổ hợp phân bón trong thí nghiệm đã ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng như: chiều cao thân chính, chiều cao cây cuối cùng, đường kính gốc, năng suất và chất lượng của giống sắn KM94 và KM21-12. Trong đó, mức phân bón (kg/ha) 80 N +40 P2O5 + 80 K2O đã làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất so với đối chứng (không bón). Năng suất của tươi cao nhất (42,7 tấn/ha) ở tổ hợp 10 (G2P4: giống KM21-12 với mức bón 80 N +40 P2O5 + 80 K2O kg/ha). Tổ hợp 5 (G1P5: giống KM94 với mức bón 160 N +40 P2O5 + 80 K2O kg/ha) có năng suất củ khô 12,46 tấn/ha, tương đương với các tổ hợp G1P2, G1P3, G1P4, G1P6 và cao hơn các tổ hợp còn lại. Năng suất tinh bột ở tổ hợp 10 (G2P4: giống KM21-12 với mức bón 80 N +40 P2O5 + 80 K2O kg/ha) đạt năng suất tinh bột (11,42 tấn/ha) tương đương tổ hợp 5 (G1P5: 9,58 tấn/ha) và cao hơn các tổ hợp còn lại. Trong thí nghiệm tổ hợp phân bón-giống G1P4 và G2P4 cho hiệu quả kinh tế cao nhất (lãi thuần đạt 26,494 - 35,158 triệu đồng/ha).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH