Nhà ở cổ truyền người Việt tại Đồng Nai và mối quan hệ với nhà ở cổ truyền người Việt tại miền Trung

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thu Nga Cao

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học & Công nghệ: Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2021

Mô tả vật lý: 1146-1157

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 455165

Có vô số các ngôi nhà truyền thống của người Việt đã được xây dựng trong quá khứ ở tỉnh Đồng Nai, một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, Việt Nam. Trên đó, lưu dấu lịch sử và văn hóa của người Việt qua nghệ thuật trang trí và kiến trúc xây dựng, mà chủ nhân của chúng là những di dân từ miền Trung Việt Nam đến vùng đất này từ thế kỷ 17. Các công trình này có thể là đầu mối để tìm hiểu về phong tục cổ truyền của chính chủ nhân những ngôi nhà đó. Hơn thế, đó không chỉ là nơi ở, nó còn có chức năng thờ cúng tổ tiên, và là cơ sở sản xuất kinh doanh. Vì vậy, bảo tồn các kiến trúc này cũng là bảo tồn truyền thống và văn hóa của dân tộc. Những đặc điểm nổi bật kể trên sẽ được tìm hiểu và thảo luận thông qua những ngôi nhà truyền thống Việt Nam ở Đồng Nai trong phạm vi bài viết này. Các kiến trúc đó sẽ được lựa chọn so sánh với các công trình tương tự còn lưu dấu đến nay ở miền Trung Việt Nam, nhằm làm rõ hơn về các giá trị văn hóa nghệ thuật của những ngôi nhà cổ truyền còn hiện ở tỉnh Đồng Nai. Bài viết cũng sẽ so sánh các kiểu nhà cổ tên gọi nhà 'rọi', nhà 'rường' ở Đồng Nai và tỉnh Quảng Nam, cùng với đó là xem xét một số kiểu nhà tiêu biểu ở Cố đô Huế. Để từ đó đi đến kết luận rằng việc giữ gìn và bảo vệ các ngôi nhà cổ ở Đồng Nai là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH