Xác định tỉ lệ nhiễm trùng và đặc điểm kháng kháng sinh của trực khuẩn mủ xanh từ các bệnh phẩm lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2020. Trực khuẩn mủ xanh được phân lập từ một số bệnh phẩm khác nhau tại Khoa Vi sinh. Phân lập, định danh và xác định mức độ nhạy cảm với các kháng sinh. Kết quả: 78 chủng Pseudomonas aeruginosa. Được phân lập chủ yếu từ nước tiểu, mủ, dịch vết thương, đờm, dịch hút khí quản và máu. 55,8% kháng với Ceftazidime, 53,3% kháng với Cefepime, 24,3% kháng với Piperacillin/Tazobactam. Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy các loại thuốc kháng sinh như Imipenem, Meropenem, Ciprofloxacin, Gentamicin, Amikacin và Tobramycin được cho là lựa chọn tốt, nhưng ở nghiên cứu này đã có sự gia tăng đề kháng các loại kháng sinh trên rất nhiều. Trước đây Pseudomonas aeruginosa hoàn toàn nhạy cảm với Colistin nhưng hiện tại đã kháng với tỉ lệ 8,3%. Kết luận: Việc theo dõi liên tục mức độ nhạy cảm với kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa là điều cần thiết và cần có phác đồ điều trị hợp lý do bác sĩ lâm sàng kê đơn để hạn chế sự lan rộng của tình trạng kháng kháng sinh.