Nghiên cứu nhằm xác định đặc điểm hình thái và tính chất hóa học đất phèn trồng thanh long tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai phẫu diện đất phèn trồng thanh long bằng trụ được phân loại là đất phèn hoạt động, với tầng phèn xuất hiện cạn (TB-TL-01) và đất phèn tiềm tàng với tầng sinh phèn xuất hiện rất sâu (TB-TL-02) trong khi đất trồng thanh long bằng giàn được phân loại là đất phèn hoạt động với tầng phèn xuất hiện cạn (TB-TL-03) và đất phèn tiềm tàng với tầng sinh phèn xuất hiện sâu (TB-TL-04). Giá trị pHH20 và pHKC1 đất tầng mặt của các phẫu diện đất phèn được ghi nhận đối với trồng thanh long bằng trụ tương ứng là 4,40-5,26 và 3,52-5,00 và giàn tương ứng là 4,43-4,45 và 3,51-3,90. Hàm lượng độc chất Al^ trong đất lên đến 18,9 meq/100 g và Fe2+ là 832,9 mg/kg. Hàm lượng N tổng số ở tầng mặt của bốn phẫu diện được đánh giá ở mức thấp trong khi hàm lượng p tổng số được đánh giá ở mức trung bình đối với phẫu diện TB-TL-02, TB-TL-03, TB-TL-04 và thấp đối với phẫu diện TB-TL-01. Hàm lượng NH4+ và PO/ dễ tiêu ở tầng mặt được xác định lần lượt là 5,41-31,9 mg NH4+ kg1,12,6-44,1 mg p kg '. Hàm lượng các dạng P-Al và P-Fe trong đất tầng mặt cao đối với trồng trụ (170,9 và 461,1 mg/kg) và giàn (290,8 và 195,1 mg/kg) theo thứ tự. Đất có hàm lượng chất hữu cơ và khả năng trao đổi cation được xác định ở ngưỡng thấp. Đất phèn trồng thanh long bằng trụ có hàm lượng Al3+ và p tổng số thấp hơn trồng giàn, nhưng hàm lượng Fe2+ và N tổng số tương đương nhau.,