Đánh giá nồng độ kháng thể SARS-CoV-2 trong cộng đồng và xác định các yếu tố liên quan đến nồng độ kháng thể. Đối tượng và phương pháp: 3522 người trên địa bàn Hà Nội, tuổi từ 12 trở lên bao gồm cả người đã tiêm và chưa tiêm phòng vaccin chống COVID-19. Lấy máu tĩnh mạch, chống đông bằng heparin, định lượng nồng độ kháng thể trong máu theo phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang. Kết quả: Trong số 3522 người tham gia nghiên cứu, số người chưa tiêm vaccine, đã tiêm 1 mũi và đã tiêm 2 mũi lần lượt là 633 (17,97%), 234 (6,64%) và 2656 (75,41%). Tỷ lệ người đã nhiễm virus tham gia nghiên cứu là 1,45% và số người được xác định là F1 là 1,33%. Nồng độ kháng thể trung bình ở nam và nữ là 1295,23 ± 2511,72 (U/mL) và 1536,61 ± 2678,59 (U/mL), p = 0,006. Nồng độ kháng thể trung bình tạo được sau tiêm theo từng loại vaccine lần lượt là 1199,3 ± 2209,92 (AZD1222)
2461,73 ± 3283,13 (BNT162b2)
3793,67 ± 2685,12 (MRNA-1273)
153,36 ± 511,82 (BBIBP-CorV) khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <
0,001. Vaccine BNT162b2 và mRNA-1273 tạo được nồng độ kháng thể cao và giảm dần sau 4 tháng, trong khi đó AZD1222 tạo kháng thể nhanh trong tháng đầu tiên sau đó duy trì mức ổn định trong suốt 5 tháng tiếp theo. Kết luận: Nồng độ kháng thể SARS-CoV-2 ở nữ cao hơn nam. Nhóm tuổi <
18 có nồng độ kháng thể cao nhất trong khi nhóm >
80 tuổi có nồng độ kháng thể thấp nhất. Nồng độ kháng thể tạo ra bởi các loại vaccine khác nhau cũng khác nhau. Kháng thể cao nhất sau tiêm vaccin mRNA-1273, thấp nhất sau tiêm vaccin BBIBP-CorV. Có sự khác biệt về thời gian xuất hiện và duy trì kháng thể sau tiêm các loại vaccine khác nhau, trong đó AZD1222 có thời gian duy trì kháng thể kéo dài trên 5 tháng.