Trong công tác thiết kế cống dốc trên đường giao thông ở khu vực đồi núi nước ta, nhiệm vụ tính toán thủy lực cống ngoài việc xác định khẩu độ cống để đảm bảo thoát hết lưu lượng thiết kế của cống, vấn đề thiết kế cống để đảm bảo triệt tiêu một phần năng lượng dòng chảy trong cống để làm giảm áp lực cho công trình tiêu năng ở hạ lưu cống cần được đặt ra., Để làm giảm năng lượng dòng chảy trong thân cống dốc, hiện nay ở Việt Nam thường áp dụng hai giải pháp thiết kế cống: 1) Bố trí cống có hai độ dốc, đoạn thượng lưu có độ dốc lớn và đoạn hạ lưu có độ dốc nhỏ
2) Bố trí cống dạng bậc nước. Ngoài hai giải pháp này, trên thế giới còn có giải pháp bố trí công trình tiêu năng hay mố nhám gia cường trên toàn thân cống hoặc ở cuối đoạn cuối cống. Trong bài báo này, tác giả trình bày chi tiết một số phương pháp tiêu năng trong thân cống dốc thường dùng. Từ đó phân tích các ưu điểm, nhược điểm của các phương pháp này. Đồng thời, tác giả trình bày các kết quả nghiên cứu mô hình vật lý về mố nhám gia cường trong thân cống dốc được thực hiện tại phòng thí nghiệm Thủy lực - Thủy văn, Trường đại học Giao thông vận tải.