Nghiên cứu các giai đoạn phát triển của ấu trùng sán lá ký sinh ở vịt ở ngoài môi trường và trong vật chủ trung gian (ốc nước ngọt)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Vũ Vỹ Huỳnh, Hứa Ngọc Lực Lê, Đức Tân Nguyễn, Văn Thoại Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 2019

Mô tả vật lý:

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 455361

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các giai đoạn phát triển của ấu trùng sán lá cho thấy trong môi trường nước ngọt tự nhiên, trứng sán lá Prosthogonimus spp. phát triển thành ấu trùng miracidium sau 10-16 ngày. Trong 12 loài ốc nước ngọt được gây nhiễm, chỉ phát hiện ốc Bithynia siamensis là vật chủ trung gian thứ nhất của ấu trùng sán lá Prosthogonimus spp. Sau khi ốc B. siamensis ăn phải trứng sán, miracidium thoát ra khỏi vỏ trứng, phát triển qua các giai đoạn sporocyst, redia và cuối cùng là cercaria. Sporocyst có dạng hình trứng hoặc hình oval, sporocyst non chứa nhiều tế bào mầm. Các tế bào này tiếp tục phân chia, phát triển và dần dần hình thành nên các vách ngăn, tạo nên những hình túi độc lập (redia I). Redia I có dạng hình cành cây, chứa nhiều tế bào mầm. Redia II có hình bầu dục, chứa nhiều cercaria. Cercaria thoát ra từ redia, sống trong ốc, sau đó di chuyển ra môi trường, bơi lội tự do trong nước sau 25 ngày từ khi ốc nhiễm mầm bệnh. Cercaria chứa nhiều hạt sắc tố màu xám, có giác miệng, giác bụng, ống tiêu hóa, chiều dài cơ thể từ 100-120 μm, chiều rộng từ 60-70 μm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH