Áp dụng phương pháp đo đàn hồi cục máu (ROTEM) để đánh giá tình trạng rối loạn đông máu ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có thời gian prothrombin và thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần kéo dài

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hạnh Duyên Bùi, Minh Khôi Lê, Đăng Khoa Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 616.15 Diseases of blood

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 313-317

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 455505

 So sánh tình trạng rối loạn đông máu bằng phương pháp đo đàn hồi cục máu (ROTEM) ở bệnh nhân (BN) nhiễm khuẩn huyết (NKH) có INR >
 1,2 hay aPTTr >
 1,2 ở nhóm tử vong và nhóm sống nhập khoa hồi sức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang BN NKH nhập khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh có INR hay aPTT >
 1,2 từ 06/2020-12/2021. Kết quả: Có 95 BN NKH được chọn vào nghiên cứu từ 161 BN trong nghiên cứu gốc với tuổi trung vị là 70 [61-80], điểm SOFA trung vị là 7 [5-9]. Tỉ lệ tử vong chiếm tỉ lệ 25,3%. INR và aPTTr trung vị lần lượt là 1,42 [1,3-1,65] và 1,12 [4,1-6,8]. Nhóm tử vong có nồng độ fibrinogen máu thấp hơn, lactate máu và INR cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm sống (p <
 0.05). BN có INR >
 1,2 có tỉ lệ giảm đông, tăng đông, và đông máu bình thường trên ROTEM lần lượt là 58,2%, 26,4%, và 29,7%. BN có aPTTr >
 1,2 có tỉ lệ giảm đông, tăng đông, và đông máu bình thường trên ROTEM lần lượt là 65,7%, 14,3%, và 28,6%. Giảm đông trên ROTEM làm tăng tỉ lệ tử vong, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p >
 0.05). Kết luận: BN NKH hoặc SNK có INR hay aPTTr kéo dài có thể có tình trạng tăng đông, giảm đông và đông máu bình thường trên ROTEM.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH