Đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ lâm sàng trong việc kiểm soát huyết áp, mức độ tuân thủ điều trị và kiến thức về bệnh tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, đồng thời đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân đối với sự tư vấn do dược sĩ cung cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp trước - sau, gồm 2 giai đoạn từ tháng 1/2022 - 6/2022, tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Can thiệp được tiến hành bởi dược sĩ về các nội dung tư vấn và đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân. Mức huyết áp, kiến thức, tuân thủ của người bệnh được đánh giá tại thời điểm tham gia nghiên cứu và sau 6 tháng. Bộ câu hỏi sử dụng bao gồm HK-LS, MMAS4, PSF. Kết quả: Trong vòng 6 tháng theo dõi, có 129 người bệnh tham gia nghiên cứu. Biện pháp can thiệp thông qua hình thức tư vấn - giáo dục được thực hiện bởi dược sĩ lâm sàng giúp bệnh nhân cải thiện mức huyết áp (huyết áp tâm thu giảm 6 (0, 17) mmHg, p <
0,001 và huyết áp tâm trương giảm 2 (-3, 8,5) mmHg, p=0,003), điểm kiến thức tăng 4,5±2,3 (p <
0,001) và phân loại tuân thủ của bệnh nhân (tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ tăng 15,5%, p<
0,001). Hầu hết bệnh nhân (65,1%) hài lòng với tự tư vấn của dược sĩ và đánh giá mức độ hài lòng trung bình là 8 (7,8) trên 10 điểm. Kết luận: Biện pháp can thiệp của dược sĩ lâm sàng thông qua hình thức tư vấn giúp cải thiện mức huyết áp, kiến thức, và tuân thủ ở bệnh nhân tăng huyết áp sau 6 tháng