Đánh giá chất lượng dịch vụ các điểm du lịch văn hóa: trường hợp nghiên cứu tại làng nghề Non Nước, thành phố Đà Nẵng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phú Thắng Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học - Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2022

Mô tả vật lý: 1665-1677

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 455579

Các điểm du lịch văn hóa (CTAs) ngày càng trở nên phổ biến bởi chúng bảo tồn và tái hiện các văn hóa bản địa và lối sống cộng đồng, đồng thời đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế. Cùng với sự gia tăng của du khách trong những năm gần đây, các điểm du lịch văn hóa cần cải thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ nhằm nâng cao sức hấp dẫn và tính cạnh tranh. Mặc dù có những tiến bộ đáng kể trong đánh giá CTAs, nhưng có rất ít nghiên cứu phân tích chất lượng dịch vụ du lịch dựa trên đánh giá về tầm quan trọng và mức độ thực hiện đối với CTAs. Để phân tích chất lượng dịch vụ của những điểm du lịch văn hóa, nghiên cứu này được thực hiện tại làng nghề Non Nước, thành phố Đà Nẵng, nơi có các giá trị văn hóa đặc sắc và đa dạng. Mô hình nghiên cứu IPA được vận dụng và kết hợp với thang đo SERQUAL. Dựa trên mô hình nghiên cứu, 23 tiêu chí đánh giá được thiết lập thành 5 nhóm bao gồm "Các yếu tố hữu hình", "Sự tin cậy", "Thái độ và trách nhiệm", "Sự bảo đảm" và "Sự đồng cảm và tính thuận tiện". Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng đối với hệ tiêu chí này. Kết quả nghiên cứu tại làng nghề Non Nước cho thấy khách du lịch đánh giá cao tầm quan trọng của phần lớn các tiêu chí chất lượng dịch vụ du lịch, song họ lại đánh giá thấp mức độ thực hiện các tiêu chí, đặc biệt là các yếu tố về vệ sinh công cộng và các yếu tố về đồng cảm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH