Hiện tượng song ngữ xã hội phát triển đã ảnh hưởng đến khả năng sử dụng ngôn ngữ của đồng bào Khmer trong gia đình, không phân biệt gia đình hỗn hợp hay gia đình thuân Khmer. Ngôn ngữ giao tiếp chung của hai loại gia đình Khmer là tiếng mẹ đẻ - tiếng Khmer
ngoài ra, tiếng Việt giữ vai trò hỗ trợ khi giao tiếp trong gia đình Khmer. Quá trình giao tiếp gia đình Khmer không chỉ là quá trình thụ đắc tiếng Khmer mà còn là quá trình thụ đắc tiếng Việt
hai ngôn ngữ tồn tại song song trong gia đình Khmer, nhưng xét về chức năng thi tiếng Khmer giữ vai trò cao hon, gọi là ngôn ngữ phi cân bằng: tiếng Khmer là ngôn ngữ cao (H), tiếng Việt là ngôn ngữ thâp (L). Đây là đặc điểm sử dụng ngôn ngữ tiêu biểu của đại bộ phận đồng bào Khmer trong giao tiếp gia đình. Tuy nhiên, gia đình thuần Khmer và gia đình hỗn hợp có khác biệt đôi chút về việc dùng các hiện tượng pha trộn ngôn ngữ: gia đình thuần Khmer dùng ít các hiện tượng pha trộn ngôn ngữ
ngược lại, gia đình hỗn hợp dùng các hiện tượng pha trộn ngôn ngừ nhiêu hom.