Sau hơn 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã dần khẳng định năng lực, vị thế của một quốc gia tầm trung trên trường quốc tế. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu hóa cùng sự gia tăng của các thách thức an ninh phi truyền thống, Việt Nam cần xác định những hướng đi, ưu tiên mới cho chính sách đối ngoại để phù hợp với bối cảnh mới. Bài viết tiếp cận các khái niệm về ngoại giao giáo dục, đi sâu phân tích nội hàm của ngoại giao giáo dục
qua đó, đưa ra một số gợi ý mở về phương thức tiếp cận ngoại giao giáo dục hiệu quả nói chung và áp dụng cho trường hợp của Việt Nam nói riêng. Bài viết sử dụng cách tiếp cận của Chủ nghĩa hiện thực, Chủ nghĩa tự do và Chủ nghĩa kiến tạo để xem xét vai trò của phạm trù lòng tin và hợp tác trong việc triển khai ngoại giao giáo dục. Ngoài ra, các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa học xã hội như phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh... cũng được lồng ghép linh hoạt nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu và tăng tính khoa học cho đề tài.