Đánh giá khả năng của CHT không tiêm tương phản trong chẩn đoán RCXTB và RCXBP bằng cách đối chiếu kết quả phẫu thuật nội soi- được xem như tiêu chuẩn vàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, báo cáo hàng loạt ca. Từ giữa tháng 1 năm 2016 đến tháng 8 năm 2019, tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh có 180 trường hợp đau vai đến khám, gồm 93 nam, 87 nữ, có tuổi từ 17-79 (trung bình là 53,3 tuổi) được chụp cộng hưởng từ 1,5 Tesla và 3 Tesla không tiêm tương phản trước khi được phẫu thuật nội soi khớp vai. Kết quả cộng hưởng từ ghi nhận có RCXTB, RCXBP hay không rách, nếu có rách sẽ phân thành các loại khác nhau dựa trên bốn biến định danh như: vị trí, kích thước, hình dạng, gân cơ rách sau đó đánh giá mức độ tương quan với kết quả phẫu thuật nội soi bằng hệ số Kappa và phép kiểm Marginal Homogeneity.Ghi nhận độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm, giá trị tiên đoán dương và diện tích dưới đường ROC (AUC) của CHT 1,5 Tesla và 3 Tesla trong chẩn đoán RCX. Kết quả: CHT không tiêm tương phản trong chẩn đoán RCX với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm, tương ứng là: RCX nói chung (0,91
0,84
0,89
0,86), RCX toàn bộ bề dày (0,92
0,97
0,93
0,94), RBP (0,72
0,89
0,62
0,9). Độ nhạy, độ đặc hiệu và AUC lần lượt trong chẩn đoán RCX toàn bộ bề dày máy 3 Tesla là 0,96
0,97
0,97 và máy 1,5 Tesla là 0,88
0,96
0,92. Kết luận: CHT 3 Tesla không tiêm tương phản nội khớp có độ chính xác cao hơn 1,5 Tesla trong chẩn đoán RCXTB và cả RCX bán phần. Kết hợp với việc mô tả các yếu tố khác (hình dạng, kích thước, gân cơ) trong RCX, CHT sẽ có giá trị lớn trong việc chẩn đoán RCX.