Lọc máu liên tục ở trẻ sốc nhiễm khuẩn tại khoa hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 2

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Huy Luân Nguyễn, Thị Hồng Tiến Võ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 618.92 Pediatrics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2021

Mô tả vật lý: 21-28

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 456090

 Xác định tỷ lệ các chỉ định lọc, đặc điểm kỹ thuật lọc máu, tỷ lệ các biến chứng của lọc máu liên tục ở trẻ sốc nhiễm khuẩn tại khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Nhi đồng 2 từ 01/01/2015 - 31/12/2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả 77 ca trẻ sốc nhiễm khuẩn được lọc máu liên tục tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc bệnh viện Nhi đồng 2. Kết quả: Chỉ định lọc máu liên tục chiếm tỷ lệ cao nhất là rối loạn chức năng đa cơ quan (31,2%). Phương thức lọc máu thường dùng nhất là lọc thẩm tách máu liên tục tĩnh mạch - tĩnh mạch (CVVHDF) (96,1%). Liều lọc trung vị là 46,7 ml/kg/giờ. Chống đông được dùng là heparin, 100% bệnh nhân không được dùng liều tấn công. Đông màng là biến chứng thường gặp nhất (49,3%). Các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng như nhịp tim, nhiệt độ và chỉ số vận mạch tăng co, HCO3-, BE, ure và creatinin giảm có ý nghĩa thống kê tại thời điểm lọc máu 24 giờ so với thời điểm bắt đầu lọc máu (p <
 0,05). Tỷ lệ tử vong là 61%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ pH máu <
 7,2, chỉ số BE và tỷ lệ lactat>
 4 mmol/L giữa nhóm sống và nhóm tử vong. Kết luận: Tuân thủ khuyến cáo dùng chống đông liều tấn công, dựa vào lâm sàng và xét nghiệm đông máu. Nên cân nhắc lại chỉ định lọc ở các trẻ toan chuyển hoá nặng, tổn thương đa tạng nặng, tiên lượng tử vong trước khi quyết định lọc máu.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH