Tại 6 lỗ trống có kích thước khác nhau trong kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Văn hóa Đồng Nai, thông qua số liệu thu thập từ 393 ODB ở 2 thời điểm 12/2019 và 6/2020, sử dụng phần mềm Gap Light Anayzer 2.0 để phân tích số liệu. Kết quả chỉ ra rằng: cường độ ánh sáng tương đối, ánh sáng trực xạ, tán xạ
độ che phủ của thảm tươi cây bụi (TTCB), độ phong phú cây gỗ tái sinh có sự khác nhau tùy thuộc vào diện tích và vị trí trong lỗ trống. Cường độ ánh sáng tương đối ở lỗ trống diện tích lớn cao hơn so với diện tích nhỏ, phạm vi biến thiên cường độ ánh sáng trực xạ, tán xạ theo hướng từ trung tâm đến mép lỗ trống và đến lâm phần xung quanh ở các lỗ trống lớn cao hơn lỗ trống nhỏ. Trong lỗ trống, cường độ ánh sáng trực xạ, tán xạ ở hướng Nam, Đông Nam cao hơn hướng Tây và Tây Bắc. Độ che phủ TTCB có quan hệ mật thiết với ánh sáng trực xạ, tán xạ và lớp phủ bề mặt ở bên trong lỗ trống. Trong vùng ánh sáng Z1 (10 - 20%) ~ Z4 (>
40%), độ che phủ TTCB và độ phong phú cây gỗ tái sinh ở lỗ trống lớn cao hơn lỗ trống nhỏ. Đa số các loài thực vật trong lỗ trống có quan hệ chặt chẽ với ánh sáng tán xạ, số ít có quan hệ với ánh sáng trực xạ.Thực vật trong lỗ trống được phân thành 3 nhóm, nhóm 1 là các loài cây cần cường độ ánh sáng cao, thích nghi với ánh sáng trực xạ
nhóm 2 là các loài trung tính và nhóm 3 là các loài thích nghi với ánh sáng tán xạ hoặc ánh sáng cường độ yếu.