Nghiên cứu các nguy cơ tim mạch và nồng độ NT-proBNP huyết tương ở bệnh nhân tiền sản giật

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Bùi Bảo Hoàng, Văn Minh Huỳnh, Văn Trí Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, 2021

Mô tả vật lý: 97-104

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 456162

 Khảo sát nồng độ NT-proBNP huyết tương và các nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền sản giật (TSG). Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Với 52 sản phụ TSG tại khoa Phụ Sản - Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 8/2019 đến tháng 9/2020. Kết quả: Tỷ lệ tăng huyết áp độ 3 chiếm 46,1%, tỷ lệ tăng huyết áp độ 2 chiếm 32,7%, tỷ lệ tăng huyết áp độ 1 chiếm 21,2%. Chỉ số Sokolow-Lyon trung bình ở nhóm TSG không có các dấu hiệu nặng và TSG có các dấu hiệu nặng lần lượt là 20,16 ± 5,54 mm
  22,25 ± 7,38 mm, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê. Chỉ số khối cơ thất trái trung bình ở nhóm bệnh nhân TSG không có các dấu hiệu nặng và có các dấu hiệu nặng lần lượt là 92,27 ± 14,56g/m2
  120,68 ± 16,47g/m2, phân suất tống máu trung bình ở nhóm bệnh nhân TSG không có các dấu hiệu nặng và có các dấu hiệu nặng lần lượt là 65,11 ± 3,45%
  56,21 ± 7,12%, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p <
  0,05. Nồng độ NT-proBNP huyết tương trung bình là 598,22 ± 234,35pg/ml, nhóm TSG không có các dấu hiệu nặng là 349,12 ± 93,51pg/ml, nhóm TSG có các dấu hiệu nặng là 725,32 ± 290,46pg/ml, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p <
  0,05. Kết luận: Bệnh nhân TSG có nguy cơ tim mạch cao. Nồng độ NT-proBNP tăng và có sự khác biệt giữa nhóm TSG có các dấu hiệu nặng và không có các dấu hiệu nặng. Đây là một dấu ấn sinh học có thể dùng để dự báo nguy cơ bệnh lý tim mạch dài hạn ở bệnh nhân TSG.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH