Bước đầu của quá trình Pháp đầu hàng Nhật Bản tại Đông Dương (19/6 - 27/9/1948)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Xuân Thao Ninh

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nghiên cứu Lịch sử, 2021

Mô tả vật lý: 55-64

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 456190

Cuối tháng 6-1940, gần một năm sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở châu u, nước Pháp ký Hiệp định đình chiến với Đức và Italia. Ba tháng sau, một hành động tương tự được thực hiện ở châu Á khi chính phủ Pháp ký trao đổi thư và sau đó là hiệp ước quân sự, thông qua đó chấp nhận sự chiếm đóng của Nhật Bản tại Bắc Kỳ, bất chấp phản đối của hai Toàn quyền cuối cùng của Pháp tại Đông Dương là Georges Catroux và Jean Decoux. Trước những hành động gây chiến của khối Trục ở cả châu u và châu Á, nước Pháp gần như không có sự chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới, vì vậy, chính quyền Vichy nhanh chóng đầu hàng sau một thời gian chiến đấu ngắn ngủi ở châu u. Thậm chí, người Nhật vào Bắc Kỳ hoàn toàn bằng con đường ngoại giao, ngoại trừ xung đột ở Lạng Sơn do một nhóm nhỏ sĩ quan trong quân đội Nhật tiến hành. Bắt đầu từ những nhượng bộ trước quân Nhật qua hai văn kiện ngày 30-8 và 22-9, Pháp từng bước phải chia sẻ Bắc Kỳ và sau đó là toàn bộ Đông Dương với phát xít Nhật. Bài viết tập trung tìm hiểu quá trình chính phủ Pháp nhượng bộ trước các yêu cầu của Nhật Bản tại Bắc Kỳ từ ngày 19-6-1940 khi Nhật Bản gửi bản tối hậu thư đầu tiên tối ngày 27-9-1940, hiệp ước quân sự Nhật - Pháp chính thức có hiệu lực sau sự kiện quân Nhật tràn vào Lạng Sơn đêm ngày 22-9. Thông qua việc tìm hiểu những nhượng bộ đầu tiên này, bài viết góp phần làm rõ quá trình từng bước đầu hàng của Pháp trước Nhật Bản ở Đông Dương, từ đó cho thấy chính sách chung mà chính phủ Vichy thực hiện đối với các nước thuộc phe Trục: nhượng bộ để tránh xung đột và bảo vệ lợi ích ở chính quốc cũng như thuộc địa.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH