Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ chi trả môi trường rừng (C-PFES) của một số nước và đề xuất cho Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Ánh Tuyết Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 363.7 Environmental problems

Thông tin xuất bản: Môi trường, 2021

Mô tả vật lý: 55-58

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 456270

Rừng là hợp phần quan trọng tạo nên sinh quyển, là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đồng thời cung cấp nhiều giá trị sử dụng gián tiếp, trong đó có dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon (C). Trong hai thập kỷ gần đây, cơ chế định giá khí thải C và chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES, payment for forest environmental services) được cộng đồng quốc tế quan tâm trong khuôn khổ Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Cơ chế định giá khí thải C là cơ chế để các doanh nghiệp trả một khoản tiền tương ứng với lượng CO2 họ thải ra môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh. Hiện nay có hai cách tiếp cận để định giá khí thải C, đó là dựa trên mức giá của các thị trường C và thông qua giá thỏa thuận của các chương trình giảm phát thải tự nguyện. Trong đó, cách tiếp cận thứ hai được cho là phù hợp với các nước chưa có thị trường C, hoặc khó tiếp cận với thị trường C. Ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách PFES. Sau hơn 10 năm thực hiện, chính sách này mang lại hiệu quả tích cực, huy động được nguồn lực đáng kể cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân sống gắn bó với rừng. Tuy vậy, đến nay PFES mới chỉ tập trung vào một số nhóm dịch vụ như: điều tiết nước, bảo vệ đất, chống xói mòn đất, kinh doanh cảnh quan rừng. Chi trả cho dịch vụ hấp thụ và lưu giữ C của rừng (C-PFES) vẫn chưa được áp dụng, do còn thiếu quy định, hướng dẫn cụ thể.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH