Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến số lượng và chất lượng trà mi cành dẹt (Camellia inusitata Orel, Curry & Luu), tại vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Tý Đinh, Phương Anh Kiều, Hồng Việt Lê, Thị Luận Phạm, Văn Hường Phạm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 333.75 Forest lands

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2020

Mô tả vật lý: 39-49

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 456395

 Trà mi cành dẹt (Camellia inusitata Orel, Curry & Luu) phân bố trong kiểu phụ rừng lùn trên núi tại VQG Bidoup - Núi Bà. Thông qua điều tra, phân tích từ dữ liệu ở 90 ODB và 450 điểm quan trắc tại 3 đai độ cao về ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến loài, kết quả nghiên cứu cho thấy: Loài phân bố ở cả 3 đai độ cao, mật độ cao nhất ở đai cao 1501 - 1700 m là 947 cây/ha, cao hơn đai cao <
  1500 m là 15,5% và trên 1700 m là 33,2%. Loài tái sinh bằng chồi và hạt, tái sinh hạt chiếm tỷ lệ 81,5%. Hướng phơi và độ dốc ảnh hưởng đến loài, mật độ cao nhất ở hướng Nam và Đông Nam. Loài thích nghi nhất ở nơi có độ dốc 15 - 20o. Trà mi là loài cây ưa bóng ở giai đoạn nhỏ, khi sinh trưởng tăng dần cần cường độ ánh sáng cao dần. Độ tàn che tán rừng tối ưu cho cấp sinh trưởng 1 là 0,80 và ở cấp 5 là 0,61. Trà mi cành dẹt là loài cây ưa ẩm, thích nghi cao ở nơi có độ ẩm tầng đất mặt >
  70%, phạm vi sinh thái khá rộng. Thảm tươi, cây bụi có ảnh hưởng đến mật độ loài, ở những điều kiện thảm tươi, cây bụi có độ che phủ, chiều cao và độ đầy thấp thích nghi cho loài xuất hiện, sinh tồn và phát triển. Nhìn chung, Trà mi cành dẹt tại VQG sinh trưởng, phát triển khá tốt, sự chuyển hóa và tích lũy trở thành cây trưởng thành cao. Sự xuất hiện, sinh tồn, phát triển của loài chịu sự chi phối của độ tàn che, thảm tươi, cây bụi, địa hình và độ ẩm đất mặt.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH