Tìm hiểu thực trạng kiến thức của cha/mẹ có con mắc bệnh thận mạn và đánh giá chất lượng cuộc sống của trẻ bị bệnh thận mạn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang qua phỏng vấn cha mẹ và đánh giá chất lượng cuộc sống của 115 trẻ được chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn tại khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai bằng bộ câu hỏi và bảng đánh giá chất lượng cuộc sống PedsQL 4.0. Kết quả: tỷ lệ cha/mẹ hiểu biết về bệnh thận mạn là kéo dài hay tái phát khá cao 90,4% và 89,4%. Tỷ lệ cha/mẹ biết cần theo dõi trẻ tại nhà bằng đo huyết áp và theo dõi cân nặng là 56,5% và 60,8%. Nguồn thông tin cha/mẹ nhận được hầu hết từ nhân viên y tế (48,2%) tiếp theo là từ mạng xã hội (23%). Trên 50% cha/mẹ nhận thấy nguồn thông tin từ nhân viên y tế có ích, trong khi đó 33% cha/mẹ trẻ nhận thấy thông tin từ mạng xã hội không có ích. Tổng điểm chất lượng cuộc sống của trẻ mắc bệnh thận mạn là 21,9 ± 14,9 điểm cao hơn so với mức trung bình bình ở trẻ bình thường, trong đó mức độ ảnh hưởng nhiều nhất là lĩnh vực thể chất và học tập.Tổng điểm chất lượng cuộc sống của trẻ mắc bệnh thận mạn được nhân viên y tế tư vấn thấp hơn nhóm không nhận được tư vấn từ nhân viên y tế. Sự khác về tổng điểm chất lượng cuộc sống của trẻ mắc bệnh thận mạn với nghề nghiệp của cha/mẹ không có ý nghĩa thống kê.