Đánh giá hiệu quả của gối con lắc ma sát đôi sử dụng trong công trình cách chấn thấp tầng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Nam Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 624 Civil engineering

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, 2021

Mô tả vật lý: 45427

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 456425

Cách chấn đáy được biết là một kỹ thuật điều khiển kết cấu bị động. Nó mang lại hiệu quả thiết kế kháng chấn cao so với những giải pháp thiết kế truyền thống. Gối con lắc ma sát đôi (Double Friction Pendulum, DFP) là một thiết bị cách ly dao động, được sử dụng rất phổ biến trong kỹ thuật cách chấnđáy ở nhiều nước phát triển thời gian gần đây. Bài báo này đánh giá chi tiết hiệu quả giảm chấn của gối DFP sử dụng trong những công trình thấp tầng chịu động đất. Nghiên cứuđượctiến hànhbằng việcphân tích một mô hình đơn giản kết cấu nhà 5 tầng được cách chấn bằng gối DFP, chịu 21 băng gia tốc nền khác nhau bằng ngôn ngữ Matlab. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả giảm chấn của dạng gối này là rất tốt và sự thích nghi cao của nó với nhiều băng gia tốc nền có đặc trưng khác nhau. Bên cạnh đó, ảnh hưởngcủahệ số ma sát vàsự va chạm xảy ra bên trong gối do dịch chuyển ngang lớn cũng được ước lượng.Từ khóa.Cách chấn đáy, thiết kế chịu động đất, điều khiển kết cấu, gối con lắc ma sát.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH