Đánh giá biểu hiện dấu ấn sinh học Ki-67 bằng phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch trên bệnh nhân được phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt trường hợp các bệnh nhân được phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc tại bệnh viện Bình Dân đồng ý thực hiện xét nghiệm từ 01/06/2019 đến 30/06/2020. Các biến số được ghi nhận gồm nồng độ PSA huyết thanh, điểm số Gleason, giai đoạn TNM, mức độ biểu hiện dấu ấn sinh học Ki-67 đánh giá bằng xét nghiệm hóa mô miễn dịch. Kết quả: Cỡ mẫu nghiên cứu là 44 trường hợp. Tuổi trung bình là 68,7 ± 7,5. Điểm số Gleason sau phẫu thuật thuộc nhóm Gleason 2 - 6 chiếm 15,9%
nhóm Gleason 7 chiếm 52,3%
nhóm Gleason 8 - 10 chiếm 31,8%. Tỉ lệ bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ thấp là 4,5%
nguy cơ trung bình là 13,6%
nguy cơ cao là 81,8%. Mức độ biểu hiện dấu ấn Ki-67 là: 4,75% ± 2,81%. Nồng độ PSA huyết thanh và mức độ biểu hiện dấu ấn Ki-67 có mối tương quan thuận, hệ số tương quan R=0,49 (p=0,001). Mức độ biểu hiện dấu ấn Ki-67 trung bình trên nhóm điểm Gleason 2 - 6 là 2,2%
điểm Gleason 7 là 4,5%
điểm Gleason 8 - 10 là 6,4%. Mức độ biểu hiện dấu ấn Ki- 67 tăng 1% thì nguy cơ di căn hạch tăng 43,7% (OR=1,437
95% CI=(1,038 - 1,989)
p=0,029). Có sự tăng mức độ biểu hiện dấu ấn Ki-67 trên nhóm bệnh nhân nguy cơ cao là 5,2% so với nhóm bệnh nhân nguy cơ thấp 2,6% (p=0,015): Kết luận: Dấu ấn sinh học Ki-67 có thể sử dụng là một yếu tố tiên lượng cho tình trạng di căn hạch cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt
tiên lượng cho nguy cơ tái phát sinh hóa sau phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc.