Trên cơ sở xem xét vai trò của sức mạnh quốc gia trong quan hệ quốc tế, tác giả bài viết chỉ ra bảy quy tắc sử dụng sức mạnh quốc gia: 1- nâng cao nội lực để tối đa hóa sức mạnh, 2- không để nước khác lợi dụng để phục vụ lợi ích riêng, 3- kiềm chế hoặc làm suy yếu sức mạnh của nước đối phương để tăng cơ hội tồn tại cho bản thân, 4- các nước có sức mạnh quốc gia yếu không bao giờ khiêu khích hay tấn công trước các đối thủ mạnh lân cận kể cả khi đối thủ suy yếu và mình có lợi thế, 5- các cường quốc chỉ tiến hành tấn công các đối thủ ngay cả khi đó là đối thủ yếu khi đã tính toán kỹ trên cơ sở có đủ thông tin đáng tin cậy về đối thủ và đồng minh, 6- sự hợp tác giữa các quốc gia đều dựa trên dự tính về "tỷ lệ ăn chia", 7- cân bằng sức mạnh: không quốc gia nào làm bá chủ trong khu vực, cũng không quốc gia nào có tiềm năng bá chủ trong trật tự hai cực hoặc đa cực. Kết luận của bài viết là một số nhận định có ích cho Chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.