Nghiên cứu sự phân bố của loài cóc kèn (Derris trifoliata LOUR.) ở xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hồng Liên Nguyễn, Thị Loan Trần, Ngọc Thuý Vương

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 580 Plants

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Sư phạm Hà Nội), 2021

Mô tả vật lý: 152-160

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 456679

Cóc kèn là loài cây mọc hoang dại, tham gia vào hệ sinh thái rừng ngập mặn [1]. Phân bố của loài phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là thành phần cơ giới đất. Cây cóc kèn sinh trưởng tốt trên loại đất thịt pha sét hoặc đất thịt pha cát. nơi nền đất cứng chắc ít thuận lợi cho các loài cây ngập mặn thực thụ sinh trưởng do đó độ phong phú của loài ở ở ven đê biển, bờ đầm nuôi thuỷ sản cao hơn hẳn so với trong vùng lõi rừng ngập mặn. Trên nền đất cát hoặc đất thịt nhẹ pha pha cát, loại đất có tỉ lệ cát cao cây sinh trưởng kém, mật độ cây rất thấp. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, cây cóc kèn có thể sinh trưởng trên nhiều loại thể nền khác nhau nhưng phân bố tập trung ở nền đất có tỉ lệ cát từ 39 đến 50%, sét từ 39 đến 45% và limon khoảng 10%. Cây phân bố tập trung ở gần đê biển, bờ đầm nuôi thuỷ sản, càng ra phía biển độ phong phú, mật độ cóc kèn càng giảm. Các nhân tố sinh thái khác như hàm lượng mùn, nitơ tổng số, tỉ lệ C : N, độ mặn cũng có ảnh hưởng tới sự phân bố của cóc kèn nhưng mức độ ảnh hưởng ít hơn. Những nơi có mật độ cây cóc kèn cao, mặc dù lượng mùn trong đất không nhiều nhưng hàm lương nitơ trung bình ở mức cao bởi cóc kèn là loài thực vật thuộc họ Đậu - Fabaceae, trong rễ có Rhizobium cộng sinh tạo thành các nốt sần có khả năng cố định đạm từ nitơ khí quyển.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH