Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng kháng tuyến trùng của các vật liệu làm gốc ghép, bao gồm hồ tiêu (Piper nigrum), trầu không (Piper betle), tiêu rừng Nam Mỹ (Piper colubrinum), tiêu rừng Việt Nam (Piper spp.)
chồi ghép là giống hồ tiêu Vĩnh Linh (Piper nigrum). Các kết quả bước đầu cho thấy: Vật liệu tiêu rừng thu thập tại Việt Nam phát triển rất tốt trong tự nhiên nhưng khả năng kháng tuyến trùng rất kém, cần tìm kiếm, đánh giá và chọn lọc thêm. Vật liệu trầu không, tiêu rừng Nam Mỹ kháng rất tốt với tuyến trùng, các tổ hợp ghép sinh trưởng tốt trong vườn ươm. Qua phân tích giải phẫu cho thấy, vì khác loài nên mặc dù có tương thích nhưng không hoàn toàn, tạo ra các tế bào chết cản trở sự liền mạch thân cây tiêu. Một số vật liệu hồ tiêu (Piper nigrum) chọn lọc trong vườn tập đoàn có khả năng kháng tuyến trùng Meloidogyne incognita có thể đưa vào nghiên cứu ứng dụng làm gốc ghép như vật liệu V19, V21. Các tổ hợp ghép có tính tương thích cao, hình thành các tế bào tượng tầng để liền thân giữa hai phần gốc ghép và chồi ghép sau 120 ngày.,