Ảnh hưởng của lhrha và nhiệt độ nước đến sinh sản của cá tỳ bà bướm hổ (sewellia lineolata)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Huệ Nguyễn, Đỗ Dạ Thảo Phan, Điều Võ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 639 Hunting, fishing, conservation, related technologies

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 2022

Mô tả vật lý: 3030-3039

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 457080

 Mục đích của nghiên cứu là góp phần xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo cá Tỳ bà bướm hổ., Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm. Ở thí nghiệm 1, cá được tiêm hocmon LHRHa (Luteinizing hormone- releasing hormone analog) với liều lượng 50 µg
  100 µg
  150 µg và 200 µg kết hợp với 10 mg DOM (Domperidone)/1 kg khối lượng, tương ứng với 4 nghiệm thức NT1.1, NT1.2, NT1.3, NT1.4 và nghiệm thức đối chứng không tiêm (ĐC1). Thí nghiệm 2 dùng phương pháp nâng nhiệt độ nước để kích thích cá sinh sản, với 3 nghiệm thức ĐC2 (nghiệm thức đối chứng, giữ nguyên nhiệt độ nước ở 23ºC), NT2.1 (nâng nhiệt độ nước từ 23ºC lên 26ºC) và NT2.2 (nâng nhiệt độ nước từ 23ºC lên 29ºC). Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy, ở nghiệm thức ĐC1 cá không đẻ trứng. Thời gian hiệu ứng của NT4 đạt ngắn nhất (6,44 giờ) và sai khác có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại (p <
  0,05), tuy nhiên không có sự khác biệt lớn về thời gian hiệu ứng giữa NT1 và NT2 (p >
  0,05). Tỷ lệ cá đẻ đạt cao nhất (45,56%) ở NT3 và NT4 và khác biệt có ý nghĩa thống kê với NT1 và NT2 (p <
  0,05). Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng giữa các nghiệm thức thí nghiệm không sai khác (p >
  0,05). Kết quả thí nghiệm 2 cho thấy, ở nghiệm thức ĐC2 cá không đẻ trứng. Hai nghiệm thức NT1.1 và N2.2 có tỷ lệ đẻ lần lượt là 40,00 ± 6,67% và 43,3 ± 8,82%. Thời gian hiệu ứng, tỷ lệ đẻ, thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng giữa 2 nghiệm thức này sai khác không có ý nghĩa thống kê (p >
  0,05).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH