Ảnh hưởng của tỷ lệ trống mái đến năng suất sinh sản của chim cút giống nuôi tại thừa thiên huế

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Hải Dương, Đình Phùng Lê, Hữu Văn Nguyễn, Thị Mùi Nguyễn, Ngọc Long Trần, Ngọc Phong Văn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 576.5 Genetics

Thông tin xuất bản: Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 2021

Mô tả vật lý: 58-63

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 457083

 Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ trống mái đến năng suất sinh sản của chim cút giống đẻ trứng nuôi tại Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu được tiến hành trên 170 chim cút Nhật Bản (Coturnix japonica) (40 trống và 130 mái) từ 1 đến 8 tháng tuổi. Chim cút được nuôi trong chuồng lồng inox từ 35 ngày tuổi (mật độ trung bình 115-116 cm2/con) với các tỷ lệ trống : mái lần lượt là 1:2,5
  1:3
  1:3,5 và 1:4. Chim cút được cho ăn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho cút đẻ của công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự sai khác về năng suất trứng, hệ số chuyển hoá thức ăn-FCR/10 quả trứng, tỷ lệ dập vỡ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ ấp nở và khối lượng chim con giữa các đàn có tỷ lệ ghép đôi trống mái khác nhau (P>
 0,05). Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ tăng dần và đạt đỉnh sau 3 tháng đẻ trứng (26,6-27,3 quả/mái/tháng ứng với tỷ lệ đẻ 88,7-91,1%), sau đó có xu hướng giảm dần. Khối lượng trứng trung bình đạt 10,6 đến 11,1 g/quả với tỷ lệ trứng dập vỡ xấp xỉ 1%. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ ấp nở lần lượt là 80,1-90,1% và 78,0-86,7%. Khối lượng chim con nở ra đạt 7,55-7,95 g/con. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng trung bình là 0,41-0,44 kg thức ăn. Trong chăn nuôi chim cút đẻ trứng giống, có thể sử dụng cả 4 tỷ lệ ghép đôi trên, tuy nhiên tỷ lệ ghép đôi trống mái 1:3,5 và 1:4 cho xu hướng FCR/10 quả trứng thấp hơn 2 tỷ lệ còn lại.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH