Khả năng tạo mô sẹo và hình thái mô sẹo được tiến hành nghiên cứu trên cây oải hương Lavandula dentata. Mô sẹo được thu nhận từ lá và thân in-vitro trên môi trườngMS Murashige & Skoog, 1962có bổ sungNAA (Naphthylacetic acid) và BA (Benzyl adenine). Sau 60 ngày nuôi cấy, mẫu lá nuôi trên môi trường MS bổ sung NAA 0,1 mg/L và BA 2,0mg/L có khả năng tạo sẹo và phát sinh chồi. Với mẫu lá in-vitro nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung NAA 1,0 mg/L và BA 2,0 mg/L cũng thu nhận được mô sẹo với tỷ lệ 100%. Thân in-vitro tạo được mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung NAA 2,0 mg/L và BA 1,0mg/L với tỷ lệ 100% thích hợp cho nguồn mẫu vi nhân giống in vitro cây oải hương Lavandula dentataTừ khóa:Benzyl adenineNaphthylacetic acid, mô sẹo, in-vitro,cây oải hương Lavandula dentata