Một số nguyên nhân ngừng tim ở trẻ tại Trung tâm Sơ sinh và Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thuý Nga Đặng, Ngọc Duy Lê, Thị Hà Lê, Thị Út Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 618.92 Pediatrics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 52-57

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 457116

Xác định một số nguyên nhân ngừng tim tại Trung tâm sơ sinh và Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2019 - 2021. Phương pháp: mô tả hồi cứu từ 1/2019 đến 9/2020 và mô tả tiến cứu từ 10/2020 đến 6/2021 trên 203 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu theo tiêu chuẩn ngừng tim của Hiệp hội hồi sức Hoa Kỳ 2015. Kết quả: Nguyên nhân gây ngừng tim trong nghiên cứu của chúng tôi do hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,7% trong đó tắc nghẽn đường thở là 14,7% và các bệnh lý của phổi màng phổi là 39%. Sau đó là nhóm sốc (20,2%), trong đó nhiễm khuẩn huyết sốc nhiễm khuẩn có tỷ lệ cao là 12,3%, sốc giảm thể tích là 6,4%, sốc phản vệ là 1,5%. Tiếp đến là do tim mạch (16,3%), trong đó hay gặp nhất là tăng áp phổi nặng, tim bẩm sinh có sốc tim hoặc suy tim nặng, viêm cơ tim. Tiếp theo là nhóm bệnh lý nội tiết (4%), thần kinh (3,5%), chấn thương (2%). Kết luận: Ngừng tim chủ yếu xảy ra ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt ở nhóm trẻ sinh non. Nhóm nguyên nhân gây ngừng tim nhiều nhất là hô hấp (53,7%), sốc (20,2%), tim mạch (16,3%).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH