Mô tả đặc điểm sử dụng kháng sinh Cephalosporin thế 3, 4 tại Bệnh viện Thống Nhất giai đoạn 2019 - 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 158 bệnh án của bệnh nhân ra viện từ ngày 20/02/2020 đến 24/02/2020 (5 ngày) lưu tại kho lưu trữ bệnh án, phòng Kế hoạch tống hợp, Bệnh viện Thống Nhất. Kết quả: Đa số bệnh nhân không có chẩn đoán nhiễm khuẩn nhưng có dấu hiệu nhiễm khuẩn, chiếm tỉ lệ 69,92%. Thời gian điều trị kháng sinh C3G/C4G của nhóm có dấu hiệu nhiễm khuẩn là 9,22 ± 2,79 ngày. Kháng sinh Cefotaxim được sử dụng nhiều nhất, chiếm tỉ lệ 26,58%. Đa số chỉ định sử dụng kháng sinh C3G/C4G cho bệnh nhân là phù hợp hoặc phù hợp 1 phần, chiếm tỉ lệ 74,05%. Hiệu quả sử dụng kháng sinh phù hợp hoặc phù hợp 1 phần đạt kết quả cao, chiếm tỷ lệ 39,24%. Phần lớn các bệnh án được chẩn đoán hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn sau khi sử dụng kháng sinh C3G/C4G đều đạt hiệu quả điều trị, chiếm tỉ lệ 75%. Đa số bệnh nhân sử dụng kháng sinh C3G/C4G đạt hiệu quả dự phòng nhiễm khuẩn vết mổ trên các bệnh án không có dấu hiệu nhiễm khuẩn, chiếm tỉ lệ 77,78%. Tỷ lệ có tăng men gan là 7,59%, tỷ lệ giảm tiểu cầu là 3,16%. Kết luận: Thời gian điều trị kháng sinh C3G/C4G của nhóm có dấu hiệu nhiễm khuẩn là 9,22 ± 2,79 ngày. Kháng sinh Cefotaxim được sử dụng nhiều nhất. Đa số chỉ định sử dụng kháng sinh C3G/C4G là phù hợp hoặc phù hợp 1 phần. Hiệu quả sử dụng kháng sinh phù hợp hoặc phù hợp 1 phần đạt kết quả cao. Tỷ lệ có tăng men gan là 7,59%, tỷ lệ giảm tiểu cầu là 3,16%.