Nghiên cứu được tiến hành trên cây thanh long vỏ vàng tai xanh 2,5 tuổi, mật độ trồng 1.530 trụ/ha, mỗi trụ trồng 4 cây, xử lý ra hoa bằng xông đèn nhằm xác định ảnh hưởng của lượng phân supe lân kết họp với phân canxi, silic và nồng độ GA3 đến năng suất và chất lượng trái thanh long. Thí nghiệm 1 được bố trí và thực hiện từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2021: gồm 15 nghiệm thức, bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ vói 3 nồng độ canxi, silic (yếu tố phụ - phun qua lá): C1: 20
C2: 30
C3: 40 ml/16 lít và 5 lượng lân bón (yếu tố chính - phân bón gốc)
P1: Đối chứng
P2: 80
P3:120
P4: 160 và P5: 200 kg P2O5/ha. Thí nghiệm 2 được bố trí và thực hiện từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2021: gồm 6 nghiệm thức (NT) phun GA3, bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ: NT1: Đối chứng
NT2: 20 ppm
NT3: 40 ppm
NT4: 60 ppm
NT5: 80 ppm
NT6:100 ppm. Kết quả thu được cho thấy: (1) Lượng lân bón và nồng độ canxi, silic tạo ra sự khác biệt về các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng của trái thanh long. Năng suất trái thực thu đạt cao nhất 6,86 - 7,06 kg/trụ, tương ứng với 10,49 - 10,80 tấn/ha ở nghiệm thức C3P5 (bón 200 kg P2O5 + 40 ml/16 lít canxi, silic), C3P4 (bón 160 kg P2O5 + 40 ml/16 lít canxi, silic) và C2P4 (bón 160 kg P2O5 + 30 ml/16 lít canxi, silic)
cho lãi thuần cao hơn đối chứng từ 191,38 - 205,29 triệu đồng/ha/vụ
đạt tỷ lệ lãi thuần cao hơn so với đối chứng từ 266,98 - 279,11%. (2) Nồng độ phun GA3 từ 20 - 100 ppm tạo ra sự khác biệt về đường kính trái, khối lượng trái, năng suất trái, tỷ lệ trái loại I, loại II và khối lượng thịt trái. Năng suất trái thực thu đạt cao nhất 9,02 kg/trụ, tương ứng với 13,80 tấn trái/ha ở nồng độ phun 80 ppm. Lãi thuần đạt cao nhất 361,21 triệu đồng/ha/vụ ở nồng độ 80 ppm, cao hơn đối chứng 116,37 triệu đồng/ha/vụ
tỷ lệ lãi thuần cao hơn so vói đối chứng 47,53%.