"Tập trung xây dựng quy hoạch vùng mang tính chất đột phá theo hướng tích hợp, đa ngành, hình thành chuỗi giá trị và triển khai thực hiện hiệu quả, lấy quy hoạch làm cơ sở quản lý phát triển vùng. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển vùng, liên kết vùng và thể chế điều phối phát triển kinh tế vùng đủ mạnh
quan tâm hơn đến vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng biên giới, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số"1 là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng đề ra trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Trong suốt 35 năm đổi mới và qua các kỳ Đại hội, Đảng ta luôn chú trọng phát triển vùng nhằm khai thác, phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng và các địa phương trong vùng cho phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH), bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 về phương hướng phát triển KT - XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với vùng
đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong vùng trong bối cảnh phát triển mới. Nghị quyết còn là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng cho sự ra đời của các cơ chế, chính sách mới nhằm khai thác và phát huy ở mức cao nhất tiềm năng, lợi thế cho phát triển nhanh và bền vững toàn vùng cũng như các địa phương trong vùng thời gian tới.