Nghiên cứu này thực hiện với 2 mục tiêu: Phát hiện 4 loài C. albicans, C. glabrata, C. tropicalis và C. parapsilosis bằng kỹ thuật multiplex PCR và bằng phương pháp truyền thống và so sánh và đánh giá quy trình phát hiện 4 loài Candida từ mẫu bệnh phẩm bằng kỹ thuật multiplex PCR. Phương pháp: Mẫu Candida spp. được thu nhận tại 3 bệnh viện tại TP. HCM từ tháng 10/2020 đến tháng 5/2021. Vi nấm được định danh 3 bằng phương pháp: (1) thử nghiệm tạo ống mầm, (2) phân lập trên môi trường CHROMagar Candida và (3) kỹ thuật multiplex PCR. Sau đó, so sánh và đánh giá quy trình phát hiện 4 loài Candida giữa kỹ thuật multiplex PCR và phương pháp phát hiện kiểu hình trên CHROMagar Candida, dựa trên độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm, độ lập lại và độ chính xác. Kết quả: Kết quả phân lập trên môi trườngCHROMagar Candida cho thấy 186 chủng phân lập được với tỷ lệ nhiễm cao nhất là C. albicans 112/186 (55,45%), C. tropicalis 39/186 (19,31%), C. glabrata hoặc C. parapsilosis 35/189 (17,33%) và 16 mẫu nghi ngờ không thuộc chi Candida. Định danh bằng kỹ thuật multiplex PCR cho thấy C. albicans chiếm 112/186 (55,45%), C. tropicalis 39/186 (19,31%), C. glabrata 25/186 (12,38%), C. parapsolosis 10/189 (4,59%) và 16 mẫu không phát hiện sản phẩm PCR. Quy trình multiplex PCR phát hiện 4 loài Candida sp. đạt 5 chỉ tiêu theo yêu cầu theo hướng dẫn của Bộ Y tế (2016): độ nhạy (93,33%), độ đặc hiệu (100%), độ chính xác (96,19%), giá trị tiên đoán dương (100%), độ lặp lại (đạt), giá trị tiên đoán âm (66,67%) <
90%.