Trong nghiên cứu này, 12 giống hoa salem đã được thu thập từ các vùng trồng hoa nổi tiếng tại Lâm Đồng (Vạn Thành, Thái Phiên, Đa Thiện, Hà Đông và Trại Mát). Mẫu lá non của các giống có hoa sau 45 ngày trồng tại vườn thực nghiệm được thu nhận để tách chiết DNA và phân tích sự tương quan di truyền bằng chỉ thị RAPD với 13 primer ngẫu nhiên. Kết quả ghi nhận được cho thấy, trong tổng số 145 băng RAPD thu được có 133 băng đa hình (91,72%) và 12 băng đồng hình (8,28%). Trong đó, primer OPB-03 có tổng số băng khuếch đại cao nhất là 17 băng (16 băng đa hình)
hệ số khác biệt di truyền dao động từ 0,30 đến 0,90, trung bình đạt 0,55. Kết quả phân tích cây phân nhóm di truyền bằng phần mềm NTSYSpc 2.1 chỉ ra rằng, 12 giống hoa salem được chia thành 4 nhóm lớn: nhóm I gồm 3 giống (hồng, hồng đậm và hồng cánh sen)
nhóm II gồm 2 giống (tím xanh và tím mới)
nhóm III gồm 6 giống (hồng phấn, tím cũ, trắng mới, trắng cũ, vàng mơ và tím hạt)
nhóm IV chỉ có 1 giống (vàng hạt). Kết quả này không những là cơ sở dữ liệu quan trọng trong công tác bảo tồn nguồn gen salem mà còn cung cấp những thông tin cần thiết để chọn tạo giống đột biến loài hoa này trong thời gian tới.