Chính sách của thực dân Pháp đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Bắc Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học - Đại học Đà Lạt, 2020

Mô tả vật lý: 92-113

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 457575

Sau khi về cơ bản dập tắt phong trào Cần Vương, từ cuối thế kỷ XIX, người Pháp bắt đầu tiến hành điều tra tất cả các khu vực địa lý trên toàn lãnh thổ Việt Nam để làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách cai trị phù hợp với từng địa bàn. Vị trí chiến lược về địa chính trị-địa quân sự, nguồn tài nguyên phong phú, và sự đa dạng về tộc người ở Tây Nguyên đã tạo ra sức hút mạnh mẽ không chỉ đối với nhà cầm quyền thực dân mà còn đối với giới học giả thuộc nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều học giả quan tâm đến lịch sử vùng đất Tây Nguyên thời thuộc địa (đặc biệt là cụm các công trình về lịch sử Đảng bộ và Dư địa chí các địa phương) nhưng các nghiên cứu này chủ yếu tập trung mô tả chính sách bóc lột của người Pháp và lịch sử đấu tranh cách mạng của các dân tộc thiểu số dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở phân tích hệ thống văn bản pháp quy của Toàn quyền Đông Dương, Quốc trưởng Bảo Đại, và tổng hợp những nghiên cứu liên quan, tác giả bài viết này hy vọng sẽ góp phần làm rõ thêm về quá trình thiết lập hệ thống chính quyền, tổ chức sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, và chính sách dân tộc của thực dân Pháp đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH