Luận bàn về đặc điểm, nguồn gốc và cơ chế thành tạo khoáng vật thạch anh của đai mạch felsic trong lớp vỏ dưới gabro thuộc kiểu vỏ đại dương thực thụ, ví dụ từ lỗ khoan U1473A

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Khắc Du Nguyễn, Morishita Tomoaki

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất, 2020

Mô tả vật lý: 67-74

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 457611

Công trình khoan U1473A được thực hiện trên đỉnh núi ngầm Atlantis dưới đáy Ấn Độ Dương đã thu hồi lượng lớn mẫu lõi khoan gồm chủ yếu các đá thuộc chuỗi gabro có thành phần từ gabro olivin đến gabro chứa oxit. Các đai mạch có thành phần felsic chỉ chiếm lượng nhỏ, khoảng 1,5% tổng lượng mẫu nhưng có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu tiến hóa magma sống núi giữa đại dương. Kết quả phân tích thành phần thạch học và đặc điểm địa hóa đã chỉ ra rằng khoáng vật thạch anh trong các đai mạch này khá giàu thành phần Ti (30÷130 ppm) và có nhiệt độ thành tạo tương đối cao (540÷7000C), kèm theo vi kiến trúc khảm myrmekit/ granophyr là bằng chứng rất rõ ràng cho nguồn gốc magma muộn của các đai mạch felsic/ plagiogranit. Nghiên cứu cho thấy các khoáng vật thạch anh này có thể là sản phẩm kết tinh trực tiếp tại các khe nứt, đứt gãy trong quá trình xâm nhập của dung thể magma giàu thành phần SiO2 vào lớp vỏ gabro, tuy nhiên chúng cũng có thể là sản phẩm tái lắng đọng kết tinh tại vị trí của khoáng vật olivin trong các đá gabro olivin thuộc lớp vỏ đại dương thực thụ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH