Đánh giá tác dụng cải thiện rối loạn chuyển hóa Lipid máu của nano Alginate/Chitosan/ Lovastatin trên chuột cống trắng béo phì bằng thức ăn cao năng giàu chất béo. Đối tượng và phương pháp: 72 chuột cống đực trắng ở hai nhóm chế độ ăn thường (n = 36) và nhóm chế độ ăn cao năng giàu chất béo (n = 36). Sau giai đoạn gây mô hình béo phì 7 tuần được chia đều ngẫu nhiên làm 6 nhóm gồm: 1) nhóm ăn chế độ thường-uống nước muối (C-NaCl), 2) nhóm ăn chế độ thường-uống Lovastatin liều 4 mg/kg (C-Lovastatin), 3) nhóm ăn chế độ thường-uống tổ hợp nano Alginate/Chitosan// Lovastatin liều 4 mg/kg (C-Nano/Lovastatin)
4) nhóm ăn chế độ giàu béo-uống nước muối (B-NaCl), 5) nhóm ăn chế độ giàu béo-uống Lovastatin liều 4 mg/kg (B-Lovastatin) và 6) nhóm ăn chế độ giàu béo-uống tổ hợp nano Alginate/Chitosan/Lovastatin liều 4 mg/kg (B-Nano/Lovastatin). Giai đoạn can thiệp kéo dài 12 tuần. Đo cân nặng, định lượng nồng độ triglycerid và cholesterol máu 3 tuần một lần, HDL -C và LDL - C trước và sau 12 tuần can thiệp. Kết quả: Về nồng độ các thành phần Lipid máu: Các nhóm chuột ở chế độ ăn thường không có sự khác biệt về nồng độ các thành phần lipid máu. Trong khi đó, các nhóm chuột ở chế độ ăn giàu béo có sự khác nhau về nồng độ triglycerid, cholesterol máu (p <
0,05), trong đó nhóm B-Nano/Lovastatin giảm nồng độ triglycerid, cholesterol từ cuối tuần 6 đến cuối tuần 12 hơn so với nhóm B-NaCl (p <
0,05), nhóm B-Lovastatin giảm nồng độ triglycerid, cholessterol từ cuối tuần 9 so hơn so với nhóm B-NaCl (p <
0,05), nhóm B-Nano/ Lovastatin so với nhóm B-Lovastatin chưa có sự khác biệt với (p >
0,05)
không có sự khác biệt về nồng độ HDL-C và LDL-C trong huyết tương (p >
0,05). Về trọng lượng cơ thể: Ở chế độ ăn thường không có sự khác biệt giữa các nhóm. Ở chế độ ăn giàu béo, nhóm B-NaCl có xu hướng tăng cân nhanh nhất sau đó đến nhóm B-Lovastatin và chậm nhất là nhóm B-Nano/Lovastatin nhưng chưa có sự khác biệt (p >
0,05).