Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân sốc SXH-D tái sốc có sử dụng albumin điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ 01/11/2019 đến 15/11/2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca bệnh nhân sốc SXH-D tái sốc có sử dụng albumin qua 17 trường hợp được đưa vào nghiên cứu, nữ chiếm 82,4%. Kết quả: Qua 17 trường hợp được đưa vào nghiên cứu, nữ chiếm 82,4%, tuổi trung vị 22 (IQR 17
29). Tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng sốt, 12/17 (70,6%) bệnh nhân đau bụng, 8/17 (47,1%) bệnh nhân ói, 6/17 (35,3%) bệnh nhân chảy máu. Giá trị trung vị của Albumin 18,8 (16,4
22,6) g/l. 1/17 (5,9%) bệnh nhân chỉ có tái sốc 1 lần, đa số bệnh nhân tái sốc 2 lần 8/17 (47,1%%) hoặc 3 lần 6/17 (35,3%) và 2/17 (11,8%) bệnh nhân tái sốc 4 lần. Sau truyền albumin, 13/17 (76,5%) bệnh nhân sốc SXH-D tái sốc không tái sốc thêm lần nữa. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi <
20, giới, nhóm BMI, tiền căn SXH-D và biểu hiện còn sốt khi vào sốc với nguy cơ tái sốc trên 2 lần. Kết luận: Albumin máu giảm nhiều trong trường hợp bệnh nhân sốc SXH có tái sốc. Dùng albumin có thể tránh được tái sốc trong 76,5% các trường hợp.