Hiệu quả của phân gà, phân trùn quế và phân hóa học đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng trái đậu bắp đỏ (Abelmoschus esculentus (L.) Moench)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Triệu Thương Bùi, Kiều Nhân Đặng, Vĩnh Thúc Lê, Anh Thư Tất

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Cần Thơ), 2021

Mô tả vật lý: 157-165

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 457840

Nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nguồn cung cấp dinh dưỡng khác nhau và liều lượng phân bón đến sự phát triển, năng suất và chất lượng trái đậu bắp đỏ Rado 309. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, hai nhân tố, ba lần lặp lại. Nhân tố A là ba công thức phân bón (1) 120 N - 60 P2O5 - 60 K2O, (2) 60 N - 30 P2O5 - 30 K2O và (3) 30 N - 30 P2O5 - 30 K2O). Nhân tố B là ba nguồn cung cấp dinh dưỡng (1) phân hóa học, (2) phân trùn quế và (3) phân gà. Lượng đạm cần thiết được đáp ứng bởi chính nguồn phân bón, lượng lân và kali không đủ đáp ứng sẽ được bổ sung thêm từ phân lân và phân kali (dạng phân đơn). Các chỉ tiêu theo dõi gồm chiều cao cây (cm), đường kính cây (cm), chỉ số SPAD, chiều dài trái, đường kính trái, số trái/cây và năng suất. Kết quả cho thấy các nguồn cung cấp dinh dưỡng khác nhau cóảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và chất lượng trái đậu bắp. Bón phân hóa học có độ Brix thấp nhất và hàm lượng NO3 - cao nhất. Ngược lại, bón phân hữu cơ (phân gà và phân trùn quế) cho độ Brix cao và hàm lượng NO3 - thấp hơn so với bón phân hóa học. Phân gà và phân hóa học cho đường kính trái, số trái/cây và năng suất trái tươi ngang bằng nhau và cao hơn so với bón phân trùn quế. Có mối tương quan thuận giữa năng suất và chất lượng trái với loại phân và liều lượng N.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH